MOBILE MONEY: MẤU CHỐT TĂNG TỐC THÚC ĐẨY KINH TẾ SỐ

Những giải pháp như Mobile Money giúp 30% người trưởng thành chưa có tài khoản ngân hàng thụ hưởng lợi ích của tài chính số – một trong những thành tố quan trọng của nền kinh tế số – qua đó giúp đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số tại Việt Nam.

 

 

Ba trụ cột của chiến lược chuyển đổi số quốc gia gồm Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Trong đó Chính phủ số và Xã hội số đã có những bước tiến vượt bậc thời gian qua, trong khi kinh tế số, với nền tảng chính là tài chính số còn phát triển dè dặt.

 

Báo cáo năm 2020 cho thấy, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên cả nước đạt 30,86%, vượt mục tiêu 30% đã đề ra trước đó. Trục liên thông văn bản quốc gia đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử giữa 95/95 cơ quan trung ương và địa phương. Người dân có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công qua mạng, tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính.

 

Xã hội số cũng dần thành hình, với sự ra mắt của các nền tảng giúp “đưa hoạt động của con người từ thế giới thực sang thế giới ảo”. Ngành y tế đã triển khai 1.500 điểm khám chữa bệnh từ xa. Trong giai đoạn Covid năm 2020, 53 nghìn trường học, 1,4 triệu giáo viên, 23 triệu học sinh đã được tiếp cận với học trực tuyến. Các nền tảng như Telehealth, ViettelStudy,… dần đi sâu vào cuộc sống. Trong năm 2020, hơn 38 nền tảng chuyển đổi số Make in Việt Nam đã được Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu, giúp giải quyết nhiều vấn đề của chuyển đổi số.

 

Theo các chuyên gia, đây là thời điểm vàng để đẩy mạnh nền tài chính số. Lĩnh vực này còn nhiều dư địa phát triển tại Việt Nam. Trong khi đây lại là nền tảng quan trọng trọng để phát triển trụ cột thứ ba – kinh tế số, giúp người người dân có thể trải nghiệm trọn vẹn các tiến bộ của chương trình chuyển đổi số quốc gia.

 

Trong năm 2020, các ngân hàng số, ví điện tử đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần đưa đời sống của con người lên xã hội số nhanh hơn. Tuy nhiên, các dịch vụ này ngày càng phát triển, kéo theo khoảng cách số giữa các khu vực ngày càng chênh lệch. Bởi ở nhiều  nơi, người dân còn chưa được tiếp xúc với việc thanh toán trực tuyến.

 

Thống kê mới đây của Ngân hàng Nhà nước cho thấy hiện Việt Nam có 89 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tương đương gần 70% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng. Nhóm 30% người trưởng thành chưa có tài khoản ngân hàng lại là những khách hàng khó tiếp cận nhất với ngân hàng và tổ chức tài chính.

Mobile Money thúc đẩy tài chính số

blank

 

Mobile Money là một hình thức thanh toán trên điện thoại, đã triển khai thành công và giúp thay đổi nền tài chính số, kinh tế số ở nhiều nước trên thế giới. Nhờ giải pháp này, người dùng có thể thực hiện giao dịch trên mọi loại điện thoại, dễ dàng nạp/rút và thanh toán được ở mọi nơi mà không cần không cần đến smartphone hay tài khoản ngân hàng. Giao dịch Mobile Money đơn giản và có thể triển khai cả trên mạng 2G, 3G. Việc triển khai Mobile Money sẽ góp phần đưa dịch vụ thanh toán điện tử sớm đến toàn bộ người dân, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo ở Việt Nam.

 

Trong tham luận về triển khai nhiệm vụ năm 2021, đại diện Cục tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhấn mạnh những nền tảng cốt lõi phục vụ kinh tế số, xã hội số cần được tiếp tục hoàn thành. Trong đó, Mobile Money được nhắc đến như một nhiệm vụ quan trọng cần được triển khai sớm. “Thanh toán được thực hiện qua tài khoản di động, người dân được định danh, xác thực thông qua thiết bị di động, sẽ góp phần đưa cuộc sống người dân Việt Nam lên môi trường số nhanh hơn, an toàn hơn”, vị đại diện này nói.

 

Theo các chuyên gia, người dân ở những nơi càng khó khăn, càng phải chuyển đổi số. Mobile Money là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy việc này. Từ Mobile Money, người dân được tiếp xúc với thương mại điện tử, làm quen với các dịch vụ tài chính số và hiểu hơn về kinh tế số. Vai trò của xã hội số và chính phủ số cũng sẽ được thể hiện rõ ràng hơn khi người dùng được tiếp cận các dịch vụ như vậy.

 

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ trong 2 năm. Các nhà mạng tại Việt Nam cũng khẳng định sẵn sàng để triển khai Mobile Money. Chẳng hạn nhà mạng Viettel đã triển khai thử nghiệm thành công Mobile Money cho 40.000 khách hàng nội bộ, và sẵn sàng cung cấp dịch vụ tới 100% khách hàng. Viettel cho biết, ở đâu có sóng viễn thông, tại đó sẽ được triển khai các dịch vụ số và tiền di động. Khách hàng có thể sử dụng Mobile Money để thực hiện các giao dịch tài chính một cách dễ dàng bằng điện thoại, dù không có tài khoản ngân hàng.

 

Việc đẩy nhanh tiến độ cung cấp dịch vụ Mobile money sẽ là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy kinh tế số. Với tổng số thuê bao di động trên 124 triệu, phủ sóng gần 100% các khu vực trên cả nước, Mobile Money hứa hẹn tạo ra bùng nổ tài chính số, qua đó phát triển kinh tế số, đưa cả ba trụ cột của chiến lược chuyển đổi số quốc gia thành công như mục tiêu của Nghị quyết 52 Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Chat Zalo Chat Zalo Chat Messenger Chat Messenger Liên hệ qua điện thoại 0906 47 0110
Liện hệ qua điện thoại
Chat Zalo
Chat Messenger