Năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến nhiều ngày lễ đặc biệt và ý nghĩa, là dịp để mọi người cùng nhau kỷ niệm, sum họp và tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ. Các sự kiện kỷ niệm lớn năm 2025 của nước ta gồm: Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng, 135 năm ngày sinh của Bác Hồ, 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước…
Các sự kiện kỷ niệm lớn năm 2025 và quy định về năm tròn, năm lẻ
Tại Công văn 3837/BTTTT-TTĐN năm 2024 hướng dẫn xây dựng Kế hoạch công tác thông tin đối ngoại năm 2025 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành có đề cập về 5 sự kiện kỷ niệm lớn năm 2025 gồm:
(1) Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/2025);
(2) 135 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu (19/5/1890 – 19/5/2025);
(3) 80 năm ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025);
(4) Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025);
(5) 80 năm Ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2025).
Liên quan đến sự kiện kỷ niệm lớn năm 2025, khoản 1 Điều 3 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có giải thích về năm tròn, năm lẻ như sau: “Năm tròn”, “năm lẻ 5”, “năm khác” là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.
“Năm tròn” là năm có chữ số cuối cùng là “0”; “Năm lẻ 5” là năm có chữ số cuối cùng là “5”; “Năm khác” là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Riêng đối với trường hợp tổ chức ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, việc xác định “năm tròn”, “năm lẻ 5” và “năm khác” được tính theo năm dương lịch.
Các dịp lễ được nghỉ phép trong năm 2025 và ý nghĩa
Tết Dương lịch
Thời gian: Thứ Tư, ngày 1 tháng 1 năm 2025
Tết Dương lịch, còn gọi là Tết Tây là ngày đầu tiên của năm mới theo lịch Gregorius, được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận và tổ chức. Ngày này đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ và mở ra một năm mới với nhiều hy vọng và khởi đầu mới. Các hoạt động phổ biến trong dịp này bao gồm bắn pháo hoa, tổ chức tiệc tùng, và các sự kiện thể thao.
Tết Nguyên Đán
Thời gian: 29/1/2025 – 4/2/2025
Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước của người Đông Á. Theo lịch sử, người Việt xưa tổ chức lễ Tết từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch, với nhiều hoạt động văn hóa và tín ngưỡng. Tết Nguyên Đán đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và bắt đầu của năm mới theo lịch âm. Đây là dịp để mọi người tạm gác lại những lo toan, muộn phiền của năm cũ và chào đón một năm mới với nhiều hy vọng và khởi đầu mới. Tết còn là thời điểm để gia đình sum họp, tưởng nhớ tổ tiên và thể hiện lòng biết ơn.
Trong dịp Tết, các gia đình thường chuẩn bị cây đào, cây quất ở miền Bắc, và cây mai ở miền Nam. Các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, dưa hành và giò lụa cũng không thể thiếu. Ngoài ra, mọi người còn thăm hỏi bạn bè, người thân, mừng tuổi và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí.
Giỗ Tổ Hùng Vương
Thời gian: 4 tháng 8 năm 2025 (tức mùng 10 tháng 3 âm lịch)
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, còn gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là một ngày lễ quan trọng của Việt Nam có nguồn gốc từ thời kỳ các vua Hùng, những người được coi là thủy tổ của dân tộc Việt Nam. Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra các vua Hùng, người đã lập nên nước Văn Lang, quốc gia đầu tiên của người Việt âm lịch hàng năm.
Ngày lễ này nhằm tưởng nhớ và tôn vinh công lao dựng nước của thuở các vua Hùng. Đây cũng là dịp để người Việt Nam thể hiện lòng biết ơn và gắn kết với cội nguồn dân tộc. Hằng năm, Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, tín ngưỡng như lễ dâng hương, rước kiệu, và các trò chơi dân gian.
Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Thời gian: 30 tháng 4 năm 2025
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 hay còn gọi là Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, là một sự kiện lịch sử quan trọng của nước ta, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Việt Nam khi Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Sài Gòn, buộc Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Sự kiện này không chỉ kết thúc chiến tranh mà còn mở ra một giai đoạn mới cho việc thống nhất đất nước.
Hằng năm, vào ngày 30 tháng 4, Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm như diễu hành, bắn pháo hoa và các chương trình văn nghệ để tưởng nhớ và tôn vinh những người đã hy sinh vì độc lập và thống nhất đất nước.
Ngày Quốc tế Lao động
Thời gian: 1 tháng 5 năm 2025
Ngày 1 tháng 5, còn gọi là Ngày Quốc tế Lao động, là ngày lễ kỷ niệm của phong trào công nhân quốc tế và người lao động. Ngày này bắt nguồn từ cuộc đấu tranh của công nhân tại thành phố Chicago, Mỹ vào năm 1886. Công nhân đã tổ chức bãi công đòi giảm giờ làm việc xuống còn 8 giờ mỗi ngày. Cuộc đấu tranh này đã dẫn đến sự kiện thảm sát Haymarket, khiến nhiều người chết và bị thương.
Ngày Quốc tế Lao động nhằm tôn vinh những đóng góp của người lao động và phong trào công nhân trên toàn thế giới. Đây cũng là dịp để nhắc nhở về những cuộc đấu tranh gian khổ vì quyền lợi của người lao động trong lịch sử. Ở Việt Nam, ngày 1/5 thường được kết hợp với ngày 30/4 để tạo thành kỳ nghỉ lễ dài, giúp người dân có thời gian nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
Lễ Quốc khánh
Thời gian: 2 tháng 9 năm 2025
Ngày Quốc khánh Việt Nam là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước. Ngày này kỷ niệm sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội vào năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiền thân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày nay.
Ngày Quốc khánh không chỉ là dịp để tưởng nhớ và tôn vinh những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, mà còn là cơ hội để người dân Việt Nam thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Vào ngày này, các hoạt động kỷ niệm thường bao gồm lễ diễu hành, bắn pháo hoa, và các chương trình văn nghệ,…