“SỢI NHỚ SỢI THƯƠNG” – LẮNG ĐỌNG Ý NGHĨA NGÀY LỄ LỚN CỦA DÂN TỘC

Kỉ niệm ngày 30/4 năm nay – ngày đại lễ 42 năm Giải phóng miền Nam – Thống nhất đất nước, Công ty CP Truyền thông VIETART thực hiện chương trình Tình ca Phan Huỳnh Điểu – Huy Du – An Thuyên “Sợi Nhớ Sợi Thương” vào hồi 20h, thứ Bảy, ngày 22/4/2017 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Đây là chương trình nghệ thuật được diễn ra trọng thể dưới sự chỉ đạo nội dung của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, tiếp sóng trực tiếp trên Truyền hình Quốc Hội. Đêm nhạc “Sợi Nhớ Sợi Thương” đã diễn ra như một dấu ấn, ý nghĩa to lớn nhân ngày hội non sông.

Đêm nghệ thuật đã tái hiện lại không khí hào sảng, niềm hạnh phúc vô bờ trong ngày hội non sông thống nhất, Bắc Nam một nhà; tạo niềm tự hào, tin tưởng về một Việt Nam thịnh vượng và giàu bản sắc truyền thống. Chương trình ca ngợi tinh thần lao động hăng say trong các tầng lớp nhân dân cả nước, kết nối tình yêu thương đồng bào Việt Nam sống xa Tổ Quốc. Ở đó ta sẽ thấy được những thành quả của công cuộc xây dựng đất nước trong 42 năm qua dưới ánh sáng soi đường của tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Khán giả ngồi kín khán phòng Nhà hát Lớn
                          Khán giả ngồi kín khán phòng Nhà hát Lớn

Công ty CP Truyền thông VIETART là đơn vị vinh dự được Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ thực hiện một chương trình trọng đại xứng tầm với ngày lễ lớn của Thành phố cũng như của đất nước. Để có được một đêm nghệ thuật đáng nhớ trong lòng khán giả, ekip VIETART đã dành thời gian dàn dựng và chuẩn bị kỳ công suốt 2 tháng qua.

Banner chương trình “Sợi Nhớ Sợi Thương” nổi bật tại Nhà hát Lớn
        Banner chương trình “Sợi Nhớ Sợi Thương” nổi bật tại Nhà hát Lớn

Chương trình hân hạnh được đồng hành bởi hai thương hiệu lớn: tài trợ chính bởi Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội HABECO, tài trợ Bạc bởi Công ty Cổ phần Hàng không VIETJET.

Trước khi bắt đầu đêm nghệ thuật “Sợi Nhớ Sợi Thương”, các vị Lãnh đạo Nhà nước, các đại biểu đến tham dự chương trình được đón tiếp trang trọng tại Phòng Gương Nhà hát Lớn:


Chương trình Sợi Nhớ Sợi Thương như một câu chuyện được “kể” với hai chương: Chương 1: “Khúc hát tự hào” và chương 2: “Tình ca mặt trời”, dẫn dắt khán giả sống lại những cảm xúc, những phút giây đầy hào hùng và vĩ đại của dân tộc. Nối kết xuyên suốt “câu chuyện” đó là những ca khúc bất hủ với năm tháng của ba nhạc sĩ nổi tiếng: Phan Huỳnh Điểu – Huy Du – An Thuyên.

Chương 1 với tên gọi: KHÚC HÁT TỰ HÀO là trường đoạn hồi tưởng về không khí hào hùng của ngày hội non sông thống nhất trong đại thắng mùa Xuân năm 1975 – một trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc.

Ca sĩ Đức Tuấn mở đầu chương trình với hai ca khúc “Trên đỉnh Trường Sơn ta hát” và “Sẽ về thủ đô” của nhạc sĩ Huy Du.

Chương trình với sự dẫn dắt của MC – Á hậu Thụy Vân
               Chương trình với sự dẫn dắt của MC – Á hậu Thụy Vân

Ngay sau đó, ca sĩ Anh Thơ xuất hiện với tiếng hát ca ngợi phụ nữ Việt Nam anh hùng – những con người thủy chung gắn bó nơi hậu phương nhưng sẵn sàng hiến dâng mùa xuân tuổi trẻ cho mùa xuân đất nước, trải qua mưa bom bão đạn vẫn ngời sáng tinh thần lạc quan, niềm tin tất thắng nơi tiền tuyến.

Ca khúc “Đêm Nay Anh Ở Đâu”, sáng tác Phan Huỳnh Điểu, “Nổi Lửa Lên Em”, sáng tác Huy Du qua phần thể hiện của ca sĩ Anh Thơ.
Ca khúc “Đêm Nay Anh Ở Đâu”, sáng tác Phan Huỳnh Điểu, “Nổi Lửa Lên Em”, sáng tác Huy Du qua phần thể hiện của ca sĩ Anh Thơ.
Ca khúc “Hành Khúc Ngày Và Đêm”, sáng tác: Phan Huỳnh Điểu với màn song ca của hai ca sĩ: Trọng Tấn-Anh Thơ
Ca khúc “Hành Khúc Ngày Và Đêm”, sáng tác: Phan Huỳnh Điểu với màn song ca của hai ca sĩ: Trọng Tấn-Anh Thơ

Khép lại CHƯƠNG I: KHÚC HÁT TỰ HÀO, ca sĩ Trọng Tấn thể hiện ca khúc “Những ánh sao đêm” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu một cách đầy cảm xúc và nhận được những tràng pháo tay tán thưởng nhiệt liệt của khán giả. Tiếp sau đó, anh trở lại với sân khấu cùng với một khúc hát giàu âm hưởng dân ca, chứa chan tình yêu quê hương của nhạc sĩ An Thuyên với tên gọi “Neo Đậu Bến Quê”. Ca khúc cũng là lời mở đầu cho chương II: TÌNH CA MẶT TRỜI của chương trình SỢI NHỚ SỢI THƯƠNG.

Những ca khúc như bước ra từ âm nhạc dân gian của nhạc sĩ An Thuyên luôn trĩu nặng tình quê hương, da diết âm hưởng ví dặm. Người nhạc sĩ ấy yêu quê hương như máu thịt, mỗi ca từ, mỗi thanh âm, giai điệu của ông đều là mối tình quê tha thiết, tràn đầy. “Tình Ca Mặt Trời” và “Đêm Nghe Hát Đò Đưa Nhớ Bác” là những bài hát tiêu biểu như thế, và đã được thể hiện tròn đầy qua giọng ca của NSUT Thanh Thanh Hiền:

Những nhạc phẩm của Phan Huỳnh Điểu luôn ngời sáng tinh thần lạc quan, luôn thấm đượm tình yêu thương, tinh thần lãng mạn chiến đấu, dễ dàng nhận thấy tình yêu của đôi lứa trong những sáng tác của Phan Huỳnh Điểu luôn gắn liền với tình yêu đất nước, trở thành sức sống bền bỉ, ý chí kiên cường trong chiến đấu. Qua phần thể hiện của nữ ca sĩ Anh Thơ với ca khúc chủ đề “Sợi Nhớ Sợi Thương”, và phần song ca của hai ca sĩ Anh Thơ – Quang Linh với ca khúc “Thơ Tình Cuối Mùa Thu”, khán giả đã cảm nhận thứ tình cảm dung dị và cao cả đó:

Ca sĩ Quang Linh còn thể hiện những giai điệu trữ tình, thấm đẫm âm hưởng dân gian trong những ca khúc gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ An Thuyên như “Hà Tĩnh Mình Thương”, “Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ”, “Ca Dao Em Và Tôi”.

Sống lại không khí của ngày hội thống nhất non sông, khán giả đồng thời cũng được nhắc nhở về sự hy sinh anh dũng của cha ông vì độc lập tự do, thống nhất đất nước, giống như lời nguyện cầu “Không còn khổ đau, không còn đắng cay; Nghìn lần hạnh phúc, nghìn lần ấm no; Đời là một kiếp luân hồi yên vui” trong ca khúc Phật Bà Nghìn Mặt Nghìn Tay của nhạc sĩ An Thuyên, qua phần biểu diễn của ca sĩ Hồ Quỳnh Hương.

Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương với ca khúc "Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay" và “Em Chọn Lối Này”, sáng tác: An Thuyên
Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương với ca khúc “Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay” và “Em Chọn Lối Này”, sáng tác: An Thuyên

Huy Du từng là nhạc sĩ quân đội, Tổng thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam nhưng lúc nào ông cũng toát lên tư chất nghệ sĩ. Giai điệu đẹp, hào hùng nhưng luôn lắng đọng trong tâm hồn người yêu nhạc là những gì chúng ta nhớ về nhạc sĩ Huy Du và những tác phẩm của ông. Trong chương trình, khán giả được thưởng thức một bài hát mang phong cách lãng mạng cách mạng, da diết về một tình yêu bất diệt. Ca khúc “Tình Em” của nhạc sĩ Huy Du được thể hiện dưới giọng ca đầy nội lực và truyền cảm của ca sĩ Tùng Dương.

Khép lại chương trình, Liên khúc tập hợp những tinh hoa của cả ba nhạc sĩ: Mẹ Việt Nam Anh Hùng (Sáng tác: An Thuyên), Cuộc Đời Vẫn Đẹp Sao (Sáng tác: Phan Huỳnh Điểu), Đường Chúng Ta Đi (Sáng tác: Huy Du) được tập thể ca sĩ thể hiện trong sự thăng hoa cảm xúc, đã lắng đọng được tất cả những cảm xúc hào hùng và thiêng liêng của ngày lễ Kỉ niệm 42 năm Giải phóng miền Nam – Thống nhất đất nước:

Để có sự thành công như thế, không thể không kể tới vai trò của Người chỉ đạo chương trình, Bà Đoàn Thúy Phương, Tổng Giám đốc Công ty CP Truyền thông VIETART:

 

Cuối chương trình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội – Ông Trần Quốc Chiêm, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội HABECO – Ông Nguyễn Hồng Linh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng không VIETJET – Ông Nguyễn Đức Tâm và Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty Cổ phần Truyền thông VIETART – Ông Ngô Hoàng Phúc, cùng lên sân khấu để tặng hoa cho các nghệ sĩ tham gia chương trình:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.